“Sau cơn mưa trời lại sáng, đông qua xuân lại tới” là những câu ngạn ngữ hay có thể tóm tắt về cuộc đời vượt qua nghịch cảnh đầy nghị lực của bà Trần.
Bà Trần sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở miền Trung Việt Nam. Cha mẹ bà vì chật vật kiếm sống nên buộc phải gửi bà đến sống với họ hàng. Bà phải làm việc nhà và trông em cho dì, dượng đi làm. Vì vậy, bà không có cơ hội được đi học như các bạn cùng trang lứa. Tuổi thơ khó khăn đã khiến bà phải chịu nhiều vất vả. Tuy nhiên, bà Trần chưa bao giờ phàn nàn về hoàn cảnh của mình. Những tháng ngày khó khăn đã rèn giũa tính cách mạnh mẽ và độc lập của bà.
Bà Trần cho biết, “thép cần luyện trong lửa thì mới tốt, hoa mận cần chịu gian nan trong gió lạnh thì mới thơm”.
Ở tuổi thiếu niên, bà Trần theo học nghề ở tiệm làm tóc. Những ngày vừa học vừa làm không hề dễ dàng đối với bà. Trong khi những đứa trẻ cùng trang lứa được lớn lên trong sự chăm sóc của cha mẹ thì bà Trần phải tự mình mưu sinh và chưa từng có một giây phút thảnh thơi nào.
Bà Trần tin rằng bà cần học lấy một cái nghề để mưu sinh. Khi đã có nghề trong tay, bà sẽ có cơ hội kiếm được một công việc tử tế. Dù cuộc sống khó khăn nhưng bà Trần không bao giờ bỏ cuộc và thường đứng dậy sau những thất bại. Tính cách mạnh mẽ, tinh thần bất khuất và quyết tâm không bao giờ từ bỏ tham vọng của bà thực sự đáng ngưỡng mộ. Sau nhiều năm học nghề chăm chỉ, tay nghề của bà Trần đã tiến bộ nhanh chóng. Bà đã có thể tự đứng trên đôi chân của mình trong công việc.
Năm 1966, bà Trần kết hôn với chồng bà là một giáo viên và họ có với nhau bốn người con. Khi chiến tranh Việt Nam nổ ra vào năm 1955, ban đầu cuộc chiến không ảnh hưởng nhiều đến miền Trung Việt Nam. Phải đến năm 1968, chiến tranh mới lan tới đây. Công việc kinh doanh tiệm làm tóc của bà Trần vì thế bị ảnh hưởng nặng nề. Bà cùng gia đình đã chạy loạn khắp nơi, vượt qua nhiều khó khăn và cuối cùng định cư ở Sài Gòn. Tại đây bà Trần tiếp tục mở tiệm làm tóc cho đến khi bà về hưu ở tuổi gần 70.
Bà Trần cho biết thành tự lớn nhất trong cuộc đời bà là nuôi dạy thành công bốn đứa con. Bà có niềm tin vững chắc rằng giáo dục có thể thay đổi cuộc sống và kiến thức có thể làm rạng rỡ tương lai. Mặc dù bà Trần dành phần lớn thời gian để phát triển sự nghiệp, tuy nhiên bà không bao giờ lơ là việc học hành của con cái. Tất cả bốn người con của bàđềuđihọcđạihọcvàcóviệclàmổnđịnh sau khi ra trường. Con trai út của bà rất thông minh, anh đã giành được học bổng toàn phần đểduhọctạiÚcvàcuốicùngđịnhcưởTây Úc.
“Có công mài sắt, có ngày nên kim” là câu nói bà Trần tâm đắc nhất trong cuộc sống. Sau bao vất vả, bà Trần cuối cùng được đón được tuổi già an lành bên con cháu. Dù chồng qua đời khi bà 57 tuổi, nhưng bà Trần đã nhanh chóng vượt qua nỗi đau này. Năm 2009, ở tuổi 70, bà chuyển đến Tây Úc để đoàn tụ với gia đình hai người con của bà. Dù ở một đất nước mới, nhưng sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa không phải là thách thức lớn đối với bà Trần. Bà tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng do người Úc gốc Việt tổ chức. Bà cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội hàng tuần do Trung tâm sinh hoạt cộng đồng Balcatta của Công ty Chăm sóc Cộng đồng Chung Wah tổ chức.
Bà Trần luôn là người tốt bụng và rộng lượng. Bà tích cực tham gia các hoạt động từ thiện ở Tây Úc và Việt Nam. Giờ đây ở tuổi ngoài tám mươi, bà dùng tấm lòng biết ơn để tận hưởng Kỷ nguyên vàng của mình.
Chung Wah đã phục vụ cộng đồng Tây Úc từ năm 1909. Chúng tôi tập trung vào cải thiện chất lượng cuộc sống của những người có xuất thân và nói ngôn ngữ đa dạng. Ngoài ra, Chung Wah CC có hơn 35 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp giúp người cao niên và người khuyết tật cải thiện sức khỏe và hòa nhập cộng đồng tốt hơn. Năm 2023, chủ đề mà chúng tôi hướng tới thực hiện là "Trao nhau một cái ôm, Nâng đỡ nhau, và cùng nhau Phát triển" để hướng tới xây dựng một cộng đồng tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.